Thông thường mọi người sẽ dành trung bình 4 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng app trên smartphone. Khi người dùng mobile app tìm kiếm các tương tác được sắp xếp hợp lý và mong đợi kết quả ngay lập tức, người dùng mobile sẽ có định hướng mục tiêu và hạn chế về mặt thời gian, băng thông (tốc độ tối đa dữ liệu truyền đi trong 1 giây) – có nghĩa là bạn cần dành thời gian xem xét trải nghiệm người dùng mobile app.
Các app được sử dụng thường xuyên nhất là những app giúp đơn giản cuộc sống chúng ta. Theo Josh Clark, tác giả của Tapworthy: Designing Great iPhone Apps, chúng ta có xu hướng sử dụng ít nhất một trong ba chế độ trên thiết bị di động:
- Các hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn, có mức độ tập trung cao, chẳng hạn như kiểm tra số dư hoặc tiến hành tìm kiếm điều gì đó;
- Định hướng đến một vị trí, tìm kiếm chỉ đường hoặc điểm tham quan gần chúng ta;
- Điền thông tin, cuộn tin tức và social feeds giữa các tác vụ, chuyển tiếp hành động hoặc chờ đợi điều gì đó
Trong những “khoảnh khắc ngắn” này, người dùng mobile thường có định hướng mục tiêu và hạn chế về thời gian chờ đợi tải trang. Họ sẽ tìm kiếm các tương tác được sắp xếp hợp lý và mong đợi có kết quả ngay lập tức.
UX là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ chiến lược sản phẩm nào, nhưng mobile app UX cần có một số cân nhắc cụ thể, chẳng hạn như hạn chế về không gian và nhận thức về ngữ cảnh, để tối ưu hóa các thiết kế trải nghiệm nhằm đáp ứng kỳ vọng của mọi người ở bất kỳ nơi nào.
Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đưa ra những nội dung, lý do và cách tận dụng mobile app UX và cho bạn một vài gợi ý về phương pháp hay nhất để thiết kế và cải thiện trải nghiệm người dùng mobile app.
Mobile app UX là gì?
Mobile app UX là trải nghiệm đầu cuối và tập hợp các tương tác mà người dùng có thông qua một app trên thiết bị cầm tay, bao gồm smartphones, tablets và thiết bị đeo.
Lưu ý là thuật ngữ chung chung hơn “mobile UX” đề cập đến cả thiết kế app và website, cũng như được sử dụng để thay thế cho nhau giữa 2 loại.
Để làm rõ hơn, có thể nói thiết kế UX và UI hoạt động song song trong bất kỳ quy trình thiết kế nào. UX quan tâm đến trải nghiệm: hành trình tổng thể của các điểm tiếp xúc trong thiết kế của sản phẩm. UI quan tâm đến giao diện: ngôn ngữ thiết kế và hệ thống các yếu tố mà người dùng tương tác.
Vì sao bạn nên nghĩ về mobile UX (nếu chưa có)
Đầu tiên, gần 3/4 người dùng internet sẽ chỉ truy cập web qua smartphones vào năm 2025, tương đương với gần 3,7 tỷ người. Và những người dùng đó có kỳ vọng cao về trải nghiệm di động khi nói đến tốc độ, tính dễ sử dụng và sự thú vị.
Kết hợp những điều này với sự thật rằng 38% người dùng sẵn sàng tải app nếu bắt buộc phải mua hàng, nhưng một nửa sẽ gỡ cài đặt app sau khi hoàn tất giao dịch. Trên thực tế, có 1 trong 2 app đã được gỡ cài đặt trong vòng 30 ngày.
Và mọi thứ sẽ phức tạp hơn nữa, khi người dùng trung bình chỉ tương tác với 5 app thường xuyên nhất. Để duy trì sự chú ý và lòng trung thành của người dùng, UX của mobile app cần phải liên tục chứng minh giá trị. Bạn nên tìm cách đơn giản hóa cuộc sống người dùng, tạo ra nhiều trải nghiệm theo ngữ cảnh hơn hoặc chỉ đơn giản là mang lại khoảnh khắc thú vị cho người dùng.
Tập trung vào những yếu tố chất lượng này là một phần của điểm khác biệt với thiết kế UX cho app.
Sự khác biệt giữa UX trên mobile app và desktop
Có nhiều điểm khác biệt giữa UX dành cho phiên bản app và máy tính để bàn trong từng bối cảnh và môi trường người dùng.
Không gian làm việc thực và ảo
Trên máy tính để bàn, người dùng có thể mở nhiều tab và app để thực hiện multitask, có bàn phím kích thước chuẩn và không gian làm việc ổn định, thoải mái hơn. Phiên bản máy tính thường có sự cố định và có ánh sáng ổn định.
Tuy nhiên trên thiết bị di động, người dùng có thể tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất đang cần giải quyết trong thời điểm này. Ngoài ra, họ có thể đang di chuyển trong một không gian xa lạ, thực hiện hai nhiệm vụ (hay vội vàng đến tiệm coffee, hoặc lấy thứ gì đó từ cửa hàng giặt khô,…) và thậm chí có thể bị hạn chế về băng thông/Internet.
Hiển thị và hướng màn hình
Người dùng máy tính để bàn có thể đang sử dụng một hoặc nhiều màn hình có kích thước đầy đủ, có độ phân giải cao giúp dễ nhìn và cuộn để hiển thị thông tin chi tiết cũng như lời kêu gọi hành động cần họ chú ý.
Tuy nhiên, rõ ràng là màn hình di động có sự hạn chế, có nghĩa là việc định vị nội dung quan trọng, lời kêu gọi hành động trong màn hình đầu tiên và ở những nơi thu hút được nhiều sự chú ý nhất là rất quan trọng.
Ngôn ngữ hình ảnh và tín hiệu
Việc thiết lập một ngôn ngữ thiết kế rõ ràng và toàn diện là điều cần thiết trong hoạt động thiết kế mobile app và dễ dàng đưa người dùng của bạn đi từ nơi này đến nơi khác một cách suôn sẻ nhất.
Các mẫu cũng giống như cuộc sống thực, giúp gợi ý mọi người về hành động họ nên thực hiện, ngay cả khi hành động đó không có sự rõ ràng.
Trong khi các giao diện di động chủ yếu dựa vào các mẫu hình ảnh tổng quát, dễ nhận biết này để báo hiệu hành động trên các tác vụ và tính năng phổ biến (ví dụ: menu bánh hamburger, biểu tượng ba dòng để biểu thị menu thu gọn), thì máy tính để bàn lại là một câu chuyện khác.
Không ai thật sự nhầm lẫn với menu hamburger phổ biến được đề cập ở trên, hoặc các quy ước di động được thiết lập tốt. Tuy nhiên, trên máy tính để bàn, có rất nhiều cách mà các nhà thiết kế xử lý UX.
Tính nhất quán và liên tục
Với việc sử dụng máy tính để bàn thông qua thiết bị di động kể từ năm 2014 và đặc biệt là với sự chú trọng của Google vào trải nghiệm người dùng, lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động trong năm qua, các nhà thiết kế ngày càng điều chỉnh công việc của họ theo cách ưu tiên tiếp cận mobile đối với UX.
Có nghĩa là quá trình thiết kế đến từ sự tập trung vào các hạn chế của thiết bị nhỏ nhất của người dùng (tức là Apple Watch hoặc iPhone) và được điều chỉnh để phù hợp với kích thước màn hình lớn hơn.
Hành động này cũng có nghĩa là cung cấp trải nghiệm mượt mà giữa mobile web và ứng dụng gốc (native app) bằng cách sử dụng cả dấu hiệu trực quan của thương hiệu và công nghệ như deep linking và deferred deep linking, để đảm bảo người dùng có trải nghiệm không bị gián đoạn.
Như bước đầu tiên, các nhóm sản phẩm (product teams) cần đưa ra quyết định quan trọng về chiến lược phát triển của họ. Chúng ta sẽ khám phá vấn đề này trong phần tiếp theo.
Giải thích quy trình thiết kế mobile app
Quy trình thiết kế mobile app về cơ bản giống với bất kỳ quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, ngoại trừ việc có liên quan đến quyết định trước về cách sản phẩm sẽ được phát triển.
Hãy đi sâu vào một số bước quan trọng trong quá trình thực hiện thiết kế app:
1. Đánh giá và chọn 1 trong 3 tùy chọn phát triển phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của người dùng:
- Native: Phát triển app cho một hệ điều hành, tức là Apple iOS hoặc Google Android OS. Để làm được như vậy có nghĩa là tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc xuất bản đặt ra cho thiết kế, phát triển và phân phối tại App Store (cửa hàng ứng dụng).
- Adaptive: Phát triển một số phiên bản của ứng dụng hoặc trang web, bắt đầu từ thiết bị nhỏ nhất và thiết kế. Related là một phương pháp kết hợp được phát triển để một app hoặc một web hoạt động trên nhiều nền tảng và cho phép hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành. Trải nghiệm người dùng cuối nên khác biệt với một ứng dụng gốc.
- Responsive: Được xem là phương pháp tốt nhất để phát triển các trang web và web app ngày nay, responsive được thiết kế với trải nghiệm người dùng ưu tiên thiết bị di động. Hạn chế chính là responsive web không thể được phân phối thông qua cửa hàng ứng dụng.
2. Tạo chân dung người dùng (user persona), lý tưởng nhất là bao gồm các nghiên cứu chính như phỏng vấn, khảo sát, dữ liệu khách hàng và insight, cùng với nghiên cứu thị trường thứ cấp. Hãy tập trung vào việc hiểu nhu cầu của người dùng của bạn. Xem xét những thách thức mà họ có thể gặp phải khi sử dụng app của bạn và có những cơ hội nào để đưa ra các giải pháp cụ thể, có thể hành động gì để giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
3. Xác định các bước thiết yếu của quy trình người dùng đầu cuối. Xác định các tương tác chính tại mỗi điểm tiếp xúc, ưu tiên nội dung và lời kêu gọi hành động cần thiết để chuyển người dùng đến trải nghiệm một cách hiệu quả.
4. Phát triển các bản phác thảo thành các khung của các màn hình riêng lẻ, thiết lập hệ thống định vị và phân cấp thông tin. Ban đầu, wireframe của bạn nên đơn giản, chỉ với số lượng ở mức chi tiết tối thiểu để nhận được phản hồi hữu ích.
5. Kết nối các màn hình thành các nguyên mẫu mà bạn có thể thử nghiệm với người dùng. Nguyên mẫu giúp xác định xem các bước của bạn có đúng thứ tự hay không và có bất kỳ khoảng trống nào trong quy trình của bạn không. Các nguyên mẫu là công cụ hiệu quả để nhận phản hồi trong suốt quá trình thiết kế. Vì vậy hãy tiến hành kiểm tra sớm và thường xuyên.
6. Lặp lại, thêm các lớp (layer) chi tiết khi bạn nhận được phản hồi từ người dùng và nhóm của mình. Với mỗi vòng thử nghiệm, bạn có thể xếp lớp trên các yếu tố và phong cách thiết kế trực quan, chuyển từ lorem ipsum sang bản sao thực và thêm các tương tác phức tạp hơn.
Theo nguyên tắc chung, mobile app UX có trọng tâm là luôn phải làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Những hạn chế của thiết bị di động thực sự có thể có lợi cho bạn trong việc chắt lọc bản chất của sản phẩm lên từng bậc đáp ứng, buộc bạn chỉ đặt nội dung và tương tác có giá trị nhất ở vị trí trung tâm.
Vậy làm thế nào để có thể giảm sự lộn xộn và nổi bật những điểm chính?
Một số mẹo và phương pháp hay nhất để thiết kế mobile app UX
Theo các chuyên gia trong ngành tại Interaction Design Foundation, “khả năng hiểu của người dùng trên thiết bị di động kém hơn 50%, có nghĩa là các yếu tố thiết kế nội dung, điều hướng và hình ảnh phải trực quan gấp đôi so với trên máy tính để bàn”.
Một số thông tin dưới đây tổng hợp các phương pháp hay nhất của chúng tôi để hướng dẫn cho bạn về quy trình thiết kế mobile app UX:
1. Định hướng người dùng với lời kêu gọi hành động tập trung
- Đừng lãng phí bất kỳ yếu tố nào trong màn hình đầu tiên với lời gọi hành động mơ hồ hoặc nội dung không liên quan.
- Nên cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các tác vụ thông thường.
- Nên cung cấp phản hồi và xác thực theo thời gian thực để cho người dùng thấy có điều gì đó đang xảy ra.
- Nên làm cho việc yêu cầu trợ giúp trở nên đơn giản, chẳng hạn như thực hiện nhấp để gọi hoặc trò chuyện.
2. Giảm quá trình onboarding (giới thiệu) với các mẫu điều hướng quen thuộc
- Không ẩn chức năng tìm kiếm trong menu.
- Không yêu cầu người dùng thực hiện phóng to hình ảnh hoặc sử dụng vuốt ngang.
- Nên cung cấp một đường dẫn nhấp chuột trở lại Trang chủ (Home).
- Nên đảm bảo rằng các liên kết quan trọng nhất của bạn luôn hiển thị; các mục thứ cấp có thể nằm trong menu thu gọn hoặc trượt ra nếu cần.
3. Loại bỏ những yếu tố nhiễu làm gián đoạn tác vụ của người dùng
- Không bắt người dùng bắt đầu lại quá trình khi họ chuyển sang thiết bị di động. Tạo sự liên tục giữa trải nghiệm máy tính để bàn và thiết bị di động của bạn, hãy đồng bộ trước và giữ lại nhiều dữ liệu nhất có thể.
- Không đưa người dùng ra khỏi trải nghiệm với cửa sổ bật lên hoặc cửa sổ mới.
- Nên phá vỡ các quy trình nhiều bước thành các nhiệm vụ nhỏ.
- Nên cung cấp các thay thế đầu vào, ví dụ như voice.
4. Làm cho mọi yếu tố thiết kế trên màn hình đều có giá trị
- Không sử dụng các vùng mục tiêu nhỏ để thực hiện các lựa chọn, Apple đề xuất hình vuông tối thiểu là 44px.
- Không sử dụng các menu thả xuống dài để thực hiện các lựa chọn, thay vào đó hãy sử dụng lịch trực quan theo các ngày.
- Nên tạo một hệ thống phân cấp trực quan rõ ràng với kiểu chữ (H1s, H2s,…) và độ tương phản trực quan (chế độ tối) để tránh bị lóa màn hình.
- Nên thực hiện điều hướng bằng một tay dễ dàng bằng cách đặt các lựa chọn chính trong ‘vùng ngón tay cái’.
5. Chú ý đến yêu cầu của người dùng
- Không chặn thăm dò người dùng với các đăng ký trước.
- Không yêu cầu thu thập dữ liệu mà không đưa ra lý do rõ ràng (ví dụ như dữ liệu về vị trí).
- Nên cho phép đăng nhập một lần (tức là bằng thông tin đăng nhập Facebook hoặc Google).
- Cho phép khách thực hiện thanh toán.
Làm thế nào bạn có thể làm việc với các nhà thiết kế UX để tạo ra trải nghiệm đáng nhớ và tăng chuyển đổi
UX tốt, giống như marketing, dựa trên những hiểu biết sâu sắc về khách hàng. UX không chỉ chịu trách nhiệm kích hoạt chức năng hữu ích, có thể sử dụng mà còn tạo ra trải nghiệm thương hiệu tốt hơn.
Marketers và UX designer phải xem nhau là những đối tác cùng hợp tác trong việc đảm bảo thành công của ứng dụng. Sau tất cả, cả hai đều có cùng mục tiêu là đảm bảo sự tương tác.
Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về trải nghiệm cơ bản cho app của mình, thì việc đầu tiên cần bắt đầu là hiểu thiết kế UX. Trò chuyện với nhà thiết kế của bạn về các lựa chọn đằng sau các luồng và đường dẫn người dùng trong ứng dụng. Ngoài ra, hãy xem liệu họ đã có kinh nghiệm nhất định trong hành trình chuyển đổi từ web sang app hay chưa.
Với kiến thức này, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu hành vi và thông tin chi tiết để kiểm tra hiệu suất ứng dụng của mình.
Các KPI như độ sâu phiên (session depth), số lượng màn hình mỗi lượt truy cập, số lần hoàn thành sự kiện trong ứng dụng so với thiết kế UX có thể tiết lộ điều gì đang hỗ trợ hoặc cản trở người dùng trên con đường chuyển đổi của họ và chỉ ra nơi họ có thể rời bỏ.
Ví dụ: việc cung cấp bất kỳ ưu đãi hoặc khuyến mãi nào làm gián đoạn hành trình của người dùng trong ứng dụng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bỏ qua. 46% thời gian mọi người có trải nghiệm di động gián đoạn, khiến họ tuyên bố rằng họ sẽ không mua hàng của thương hiệu đó trong tương lai.
Marketers có thể làm việc với các nhà thiết kế UX để tìm ra những khoảnh khắc thích hợp trong trải nghiệm để tiếp cận người dùng, với thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm mà không khiến họ sao nhãng khỏi mục tiêu của mình. App UX nắm giữ chìa khóa để app được thị trường chấp nhận thành công.
Ví dụ: khi xem xét K-factor của ứng dụng, hoặc tính truyền miệng lan truyền, hãy nhớ rằng 89% người dùng có khả năng giới thiệu một thương hiệu sau khi có trải nghiệm tích cực trên thiết bị di động.
Mặc dù khoảnh khắc tương tác của một ứng dụng có thể nhỏ, nhưng tác động của chúng có tiềm năng rất lớn.
Điều quan trọng cần nhớ khi bạn thiết kế trải nghiệm người dùng mobile app là gì?
Có ba điều quan trọng ở đây bạn cần lưu ý:
1. Nhận thức về ngữ cảnh là tất cả. Người dùng di động thay đổi linh hoạt giữa các chế độ. Các nhà thiết kế mobile app cần hiểu rõ về cách thức, thời gian, địa điểm và lý do tại sao khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn (và hy vọng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó lâu dài).
2. Các hạn chế sẽ luôn gặp phải. Các nhà thiết kế mobile app xem những hạn chế của thiết bị di động là cơ hội để tập trung vào các thông điệp và hành động quan trọng nhất của sản phẩm.
3. Thiết kế có mục đích. Tập trung chính xác những gì bạn muốn người dùng làm trong mobile app của mình, sau đó cung cấp cho họ một giải pháp để hoàn thành điều đó.
Khi thiết kế các tính năng hoặc phát triển các quy trình, hãy tự hỏi bản thân làm thế nào bạn có thể tạo ra thứ gì đó đơn giản hơn, nhanh hơn, không gây khó khăn và thú vị hơn cho người dùng của mình. Và cũng không quên nhắc người dùng để lại đánh giá app trong cửa hàng ứng dụng.
(Theo AppsFlyer)